4 Dịch Vụ Vô Cùng Phổ Biến Sẽ Biến Mất Nếu Như Không Có Điện Toán Đám Mây – Cloud Computing

Điện toán đám mây, hay còn gọi là Cloud Computing đã thay đổi mọi khía cạnh trong đời sống con người, bao gồm cả các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp. Vì vậy thế giới chắc chắn sẽ rất khác nếu như không có Điện toán đám mây.

Trước hết, hãy thử tìm hiểu về 4 dịch vụ vô cùng quen thuộc hoạt động trên nền tảng Điện toán đám mây, đang đóng góp quan trọng đến đời sống của con người.

NETFLIX

 

Dịch vụ streaming phim và chương trình truyền hình Netflix đã thay đổi thói quen giải trí của mọi người, khiến các nhà làm phim phải thay đổi chiến lược kinh doanh, và cũng khiến cho các ông lớn kinh doanh rạp phim phải lao đao. Hiện Netflix có khoảng 210 triệu tài khoản đăng ký, trải dài khắp mọi nơi trên thế giới.

Nhưng nếu không có Điện toán đám mây, Netflix sẽ mãi chỉ là một công ty phát hành DVD.

Netflix được thành lập từ năm 1997. Ban đầu, đây chỉ là công ty bán DVD phim qua thư. Đến năm 2007, công ty này mới bắt đầu dịch vụ phát video trực tuyến, và nhanh chóng bùng nổ với hơn 60 triệu người đăng ký vào năm 2015.

Tất nhiên để có thể triển khai hàng nghìn máy chủ và terabyte dung lượng trong vòng vài phút, phục vụ hàng triệu người dùng xem phim và các chương trình truyền hình tại cùng một thời điểm, từ mọi nơi trên thế giới, kể cả trên web, trên máy tính bảng hoặc trên thiết bị di động, Netflix phải sử dụng Điện toán đám mây.

SPOTIFY

 

Nếu như Netflix thắng lợi vang dội trên thị trường phim ảnh, thì Spotify tạo địa chấn trên thị trường nhạc số. Nhờ có Spotify, mọi người có thể dễ dàng thưởng thức âm nhạc trên hầu như mọi thiết bị.

Xuất hiện vào năm 2016, Spotify sở hữu số lượng khổng lồ các ca khúc có bản quyền, cùng các tính năng thú vị như chia sẻ playlist hay gợi ý âm nhạc phù hợp với từng người nghe. Nhưng ít ai biết, Spotify được coi là công ty tiên phong trong việc ứng dụng Điện toán đám mây, và được coi là ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp thành công và phát triển nhờ Điện toán đám mây.

Cụ thể, Spotify đã hợp tác với Google Cloud để chuyển đổi dữ liệu (bao gồm 1200 dịch vụ trực tuyến và DAG xử lý dữ liệu, cùng 20.000 file dữ liệu liên quan đến các công việc hàng ngày của 100 nhóm nhân viên) từ các trung tâm dữ liệu của Spotify lên nền tảng Google Cloud Platform. Google Cloud đã giúp đơn giản hóa hệ sinh thái của Spotify, góp phần tạo nên trải nghiệm người dùng mượt mà vượt trội như hiện nay.

SKYPE

 

Ra đời từ năm 2003, Skype cung cấp dịch vụ liên lạc miễn phí, bao gồm nhắn tin, gọi điện, gọi video. Nhờ tận dụng tối đa lợi thế của Điện toán đám mây, Skype phát triển nhanh chóng và chiếm tới 32,4% thị phần cuộc gọi quốc tế.

Lý do khiến Skype được nhiều người lựa chọn là vì nó miễn phí, hoạt động nhanh và ổn định, và đặc biệt là tính bảo mật cao. Hơn nữa, nhờ nền tảng Điện toán đám mây, Skype có khả năng lưu trữ lớn, nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm phương thức giao tiếp nội bộ hiệu quả.

PAYPAL

 

Là công ty cung cấp dịch vụ thanh toán, ra đời từ năm 1998, Paypal xuất hiện tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ có Paypal, việc mua sắm online và các giao dịch quốc tế trở nên đơn giản và an toàn hơn rất nhiều. Hiện Paypal đang phục vụ cho hơn 377 triệu tài khoản trên 200 thị trường khác nhau, giúp người dùng giao dịch hơn 936 tỷ USD tính riêng trong năm 2020. Cũng trong năm 2020, Paypal đạt doanh thu 2000 tỷ USD.

Đạt được thành công này là nhờ Paypal áp dụng công nghệ một cách tối đa. Khoảng 20% cơ sở hạ tầng cốt lõi của PayPal hiện nằm trên Google Cloud, và trong tương lai Paypal chắc chắn sẽ go cloud nhiều hơn nữa. PayPal hợp tác với Google Cloud tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong nhiều năm tới, để có thể khai thác các tính năng phân tích dữ liệu nâng cao, đồng thời tiết kiệm chi phí và tài nguyên.

Đăng ký tư vấn giải pháp về Google Cloud TẠI ĐÂY

Chức năng này đã bị chặn