Đại dịch bùng phát, các doanh nghiệp đều thay đổi phương thức hoạt động, ra mắt sản phẩm mới, đảm bảo thích ứng với các mô hình cung – cầu khắc nghiệt. Đôi khi, sự thay đổi chỉ diễn ra trong vài tuần. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh và hiệu quả hơn, nhiều doanh nghiệp đã chuyển dịch sang sử dụng công nghệ máy chủ ảo, tích hợp thiết kế các ứng dụng và trí tuệ nhân tạo như giao hàng, đặt phòng khách sạn và du lịch,…hàng loạt các ứng dụng (app) ra đời dựa trên nền tảng máy chủ ảo. Cùng CloudAZ tìm hiểu về Cloud Run trong bài viết này.
Định nghĩa lại Máy chủ ảo.
Cùng với sự thay đổi của thế giới và thị trường, Google lần đầu tiên cho ra đời máy chủ ảo vào năm 2008 với sự ra mắt của App Engine, giúp khách hàng mở rộng quy mô ứng dụng nhanh và liền mạch hơn. Ngay sau đó, Google đã bổ sung Cloud Functions, hỗ trợ Developer quan sát và quản trị máy chủ từ xa. Đồng thời, Google giới thiệu những đổi mới cho thị trường container với Kubernetes.
Với Cloud Run – máy chủ ảo không chỉ nghiêng về lập trình theo hướng sự kiện hoặc Microservices nữa, nó là việc vận hành khối lượng công việc phức tạp trên quy mô lớn nhưng vẫn cho phép Developer duy trì trải nghiệm thú vị khác.
Có 03 yếu tố khiến Cloud Run trở nên khác biệt với hệ thống máy chủ ảo khác:
-
Lấy trải nghiệm của các Developer làm trung tâm
-
Tính linh hoạt
-
Tích hợp DevOps và bảo mật.
1. Lấy trải nghiệm của các Developer làm trung tâm
Xuất phát từ cơ sở hạ tầng tự vận hành được quản lý, hỗ trợ các Developer phát triển các ứng dụng thông minh một cách dễ dàng. Đảm bảo các ứng dụng kỹ thuật tạo ra các giá trị doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp.
Năm ngoái, Google đã giới thiệu các gói tạo ra các hình ảnh vùng chứa trực tiếp từ mã nguồn. Để đơn giản hóa mọi thứ hơn, Google giới thiệu lệnh “Gcloud Run Deloy” để xây dựng và triển khai mã cho Cloud Run. Những tính năng này lí giải vì sao 98% người dùng Cloud Run triển khai ứng dụng ngay trong lần thử đầu tiên chưa đầy 05 phút.
Trên thực tế, Google đã bổ sung thêm 25 tính năng và dịch vụ mới hỗ trợ phát triển các ứng dụng phức tạp một cách dễ dàng hơn. Phải kể đến lần ra mắt Workflows cho phép kết hợp Cloud Run với bất kỳ sản phẩm trên Google Cloud hoặc bất kỳ dịch vụ API dựa trên Http. Dưới cương vị Developer, điều này rất hữu ích khi tự động hóa các quy trình phức tạp hoặc tích hợp các dịch vụ phân tích của GCP trên nhiều hệ thống khác nhau.
2. Tính linh hoạt của Cloud Run
Máy chủ ảo hỗ trợ nhiều ứng dụng hơn để đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp. Tính linh hoạt này được kích hoạt bởi container nguyên thủy, loại bỏ các hạn chế về ngôn ngữ, thời gian chạy và phần cứng.
Việc chạy nhiều ứng dụng đồng thời trên máy chủ ảo của Google đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tối ưu hóa để dự đoán việc sử dụng. Các doanh nghiệp có mức sử dụng ổn định, có kế hoạch sử dụng có thể thanh toán theo cam kết sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, Google không cần thanh toán trả trước mà sẽ thanh toán sau khi sử dụng, áp dụng đồng thời chương trình chiết khấu. Hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm đến 17% chi phí.
Một yếu tố khác thể hiện tính linh hoạt là hỗ trợ WebSockets và gRPC trong Cloud Run. Những bổ sung mới này, doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích từ cơ sở hạ tầng máy chủ ảo để xây dựng các ứng dụng với hiệu suất cao. Google đã thêm việc sử dụng phiên bản nhỏ hơn cho phép cắt giảm thời gian cold-start và chạy các ứng dụng với độ trễ trên Cloud Run! Đồng thời, bạn vẫn có thể mở rộng về 0 hoặc giữ một lượng compute tối thiểu có sẵn.
3. Tích hợp DevOps
Máy chủ áo không chỉ giúp các Dev thiết lập ứng dụng nhanh hơn mà còn hỗ trợ trong giai đoạn ứng dụng được thiết lập và chạy, giảm bớt gánh nặng quản lý đối với Ops. Đáng chú ý, các hệ thống máy chủ ảo đảm nhiệm việc “mở rộng” một ứng dụng lên hoặc xuống. Điều đó có nghĩa là nếu ứng dụng của bạn đột nhiên bắt đầu với lưu lượng truy cập lớn, máy chủ ảo sẽ tự động mở rộng thêm tài nguyên để xử lý quá tải.
Tương tự như vậy, ngay khi nhu cầu giảm xuống, nền tảng sẽ tự động ngừng hoạt động các tài nguyên, tức là thu nhỏ quy mô để bạn không phải trả tiền cho các tài nguyên không cần thiết. Ngoài ra, Cloud Run còn đảm nhận việc cân bằng tải toàn cầu và tự động thay đổi tỷ lệ về 0 ở mọi khu vực trong Google Cloud.
Vấn đề bảo mật với máy chủ ảo
Google xây dựng tính bảo mật cho các ứng dụng máy chủ ảo ở mọi lớp: thời gian triển khai, thời gian chạy và mạng. Google công bố hỗ trợ Cloud Run với Google Secret Manager và khóa mã hóa (CMEK) do khách hàng quản lý, giúp dễ dàng bảo vệ dữ liệu ở chế độ nghỉ và lưu trữ dữ liệu nhạy cảm.
Hiện tại, Cloud Run đang tích hợp với Binary Authorization, cho phép người dùng thực thi các chính sách cụ thể đảm bảo chỉ những hình ảnh được xác minh mới được đưa vào hệ thống. Cuối cùng, Google đã thêm tích hợp mới với Identity – Aware Proxy, hỗ trợ VPC-SC và kiểm soát đầu ra mà người dùng có thể sử dụng để thực thi phạm vi bảo mật, giới hạn cả những người có thể truy cập các dịch vụ cụ thể và những tài nguyên nhất định có thể được cho phép truy cập khi các dịch vụ chạy trong quá trình sản xuất.
Tóm lại, các thế hệ tiếp theo hỗ trợ Dev xây dựng các ứng dụng hiện đại dễ dàng thích ứng để thay đổi, mở rộng quy mô khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh hơn, hiệu quả hơn, đồng thời đem lại trải nghiệm tốt nhất dành cho các Developer.
Đăng ký tư vấn giải pháp về Google TẠI ĐÂY