Google Cloud 2021 – Một Năm Nhìn Lại Về Phân Tích Dữ Liệu

Google Cloud

Kết thúc một năm 2021 với nhiều thành công rực rỡ, Google Cloud đã tổng hợp lại những dấu mốc ấn tượng nhất trong năm vừa qua của mảng Phân tích dữ liệu – Data Analytics nói riêng.

GIám đốc điều hành phòng Phân tích dữ liệu của Google, ông Gerrit Kazmaier cho biết năm vừa qua ngày càng nhiều công ty sử dụng các nền tảng công nghệ của Google để khám phá insight, xây dựng mô hình kinh doanh mới và cải thiện trải nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng cũng như trải nghiệm làm việc của nhân viên.

Theo ông Gerrit, dữ liệu nếu không được xử lý sẽ chỉ là những thông tin vô giá trị. Dữ liệu sẽ phát huy sức mạnh của mình khi được sử dụng để phát triển các ứng dụng thông minh, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn và thay đổi cách thức hoạt động của nhiều công việc thường ngày.

Năm nay, hàng chục nghìn khách hàng đã biết cách khai thác sức mạnh của dữ liệu, kết hợp với nền tảng Unified data của Google Cloud. Từ việc phá vỡ các silo dữ liệu, xây dựng các ứng dụng online, tổ chức các quy trình sử dụng nền tảng AI, xây dựng các Dara Mesh vượt ra khỏi quy mô doanh nghiệp và biến dữ liệu thành một tài sản quý giá.

Tất cả những khách hàng này đều sử dụng nền tảng Unified Data của Google Cloud để loại bỏ rào cản ở các data silo, phát triển các khoản đầu tư cho phân tích dữ liệu và đạt được mục tiêu kinh doanh nhanh hơn.

Ông Gerrit cho biết, CarreFour – một trong những doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất tại Pháp, đã sử dụng các giải pháp về dữ liệu của Google. CarreFour cần đảm bảo những khách hàng của họ sẽ mua đúng sản phẩm mình cần và tại cửa hàng phù hợp. Nhờ có Google Cloud, Carrefour đã phát triển một công cụ đề xuất phân loại, để hỗ trợ các chủ cửa hàng phân loại sản phẩm thành các nhóm phù hợp với các đối tượng khác nhau. Công cụ này cũng cho phép chủ cửa hàng chủ động kiểm soát lượng hàng tồn kho. Ban lãnh đạo của Carrefour còn có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định kinh doanh của mỗi cửa hàng nhượng quyền.

1. Phát triển doanh nghiệp theo hướng thời gian thực (Enable Real-time Enterprise)

Vào năm 2021, rất nhiều doanh nghiệp muốn có được những dữ liệu theo thời gian thực, từ đó họ có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu này một cách nhanh chóng, đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Ví dụ, nền tảng dữ liệu của Twitter nhận hàng nghìn tỷ sự kiện, xử lý hàng trăm petabyte dữ liệu và chạy hàng chục nghìn các tác vụ mỗi ngày. Họ sử dụng dữ liệu từ các công cụ của Google Cloud bao gồm BigQuery, Dataflow, Cloud Bigtable và các công cụ học máy (ML). Những công cụ này không chỉ cung cấp giá trị cho hệ sinh thái dữ liệu để đưa ra các quyết định nhanh hơn, mà còn cho phép đổi mới sản phẩm theo hướng ML sâu hơn.

Như câu chuyện của Verizon Media, doanh nghiệp này đã chuyển sang Google Cloud từ một nhà cung cấp khác. Họ nhập 200TB dữ liệu hàng ngày, lưu trữ 100PB trong BigQuery, phát trực tiếp 300MB mỗi giây và đã cải thiện năng suất tăng hơn 90% bằng cách kết hợp Looker, BigQuery và các công cụ khác của GCP.

Một ví dụ khác là ATB Financial, đơn vị này đã chuyển dịch phần lớn quy mô SAP để hỗ trợ hơn 800.000 khách hàng sang Google Cloud, từ đó xây dựng một hệ thống trên BigQuery để thu thập, làm giàu dữ liệu theo thời gian thực cũng như công cụ tự phân tích dựa trên công nghệ AI.

2. Sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Chăm sóc y tế – sức khỏe và Khoa học đời sống

HCA Healthcare đang sử dụng BigQuery để phân tích dữ liệu từ 32 triệu ca khám bệnh mỗi năm và xác định các cơ hội để cải thiện dịch vụ chăm sóc y tế. Ông Sam Hazen, Giám đốc điều hành của công ty chia sẻ: “Trong tương lai, dịch vụ chăm sóc sẽ phải dựa trên dữ liệu để đưa ra quyết định”, sự hợp tác giữa HCA healthcare và các công cụ về dữ liệu của GCP cho thấy những nỗ lực và niềm đam mê để phát triển và đổi mới doanh nghiệp.

Moderna dựa vào dữ liệu để đối phó với tác động mà đại dịch đã gây ra đối với các nhóm thiểu số. Đơn vị này sử dụng thông tin chi tiết từ Looker để tăng tính đa dạng trong các thử nghiệm vắc xin COVID-19 nhằm cải thiện tình hình. “Dữ liệu mà Looker chia sẻ rất giá trị, ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Con người khi càng tìm hiểu sâu vào dữ liệu thì càng học hỏi thêm nhiều điều”, Dave Johnson, Phó Giám đốc Tin học, Khoa học Dữ liệu và AI tại Moderna.

Google còn hợp tác với Viện Ung thư Quốc gia để hỗ trợ nghiên cứu ung thư vú. Bằng cách chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng và an toàn, và kết hợp Nền tảng AI và BigQuery để làm việc với dữ liệu lớn và chưa đồng nhất, các chuyên gia đã chứng minh rằng “Hoàn toàn có thể phân tích một lượng lớn dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng”.

3. Thúc đẩy quá trình đổi mới

Niantic Labs đã xây dựng một trò chơi có quy mô toàn cầu cho hàng triệu người dùng trên Google Cloud. Niantic Labs đã chia sẻ kinh nghiệm mở rộng quy mô với Google Kubernetes Engine (GKE) và Spanner, đồng thời mô tả cách nhóm khoa học dữ liệu hoạt động với BigQuery, Dataflow và Pub / Sub. Mọi người có thể xem các chia sẻ của Niantic Labs tại đây.

Một ví dụ khác, Telefónica hợp tác với Google Cloud để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Tây Ban Nha và phủ sóng 5G. để hỗ trợ quốc gia này phục hồi kinh tế giữa cuộc khủng hoảng COVID-19. Telefónica cũng sẽ sử dụng các dịch vụ Google Cloud để tăng cường khả năng kỹ thuật số của riêng mình — trong các lĩnh vực như máy học, trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu và phát triển ứng dụng — để tiếp tục cung cấp các dịch vụ và công cụ mới cho các khách hàng trên toàn cầu.

4. Khai thác hệ sinh thái dữ liệu

Một trong những quan tâm lớn nhất của khách hàng, đó là việc mở rộng dữ liệu và khai thác hệ sinh thái dữ liệu. Google Cloud đáp ứng nhu cầu này theo ba cách chính.

Đầu tiên, đội ngũ Google đã kích hoạt một hệ sinh thái trên BigQuery. Hiện có hơn 3.000 tổ chức đã chia sẻ khoảng 250 petabyte dữ liệu, còn Google Cloud đã chia sẻ hơn 150 tập dữ liệu công khai có thể được sử dụng trong các trường hợp khác nhau.

Thứ hai, đội ngũ Google cũng dựa vào tinh thần chia sẻ kiến ​​thức này bằng cách tạo và chia sẻ hơn 30 mẫu thiết kế kiến ​​trúc bao gồm: đoạn mã, mô hình dữ liệu và các phương pháp hay nhất trong ngành. Đội ngũ cũng nâng cao chuyên môn về lĩnh vực trong ngành trong các lĩnh vực như bán lẻ, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và Game. Những lĩnh vực được phát triển và có white paper về từng ngày như: Cách phát triển Trò chơi nhiều người chơi trên toàn cầu bằng cách sử dụng Cloud Spanner để giảm vòng đời sử dụng sản phẩm của khách hàng.

Thứ ba, đội ngũ từ Google tiếp tục hỗ trợ một hệ sinh thái mở với các đối tác về dữ liệu bao gồm; Neo4j, Databricks, MongoDB, Informatica, Tableau và C3.ai cho phép khách hàng lựa chọn linh hoạt để xây dựng hệ thống điện toán đám mây dữ liệu mà không bị bó buộc trong một cách tiếp cận duy nhất.

Chức năng này đã bị chặn