Lưu trữ đám mây Google: Lựa chọn tin cậy cho dữ liệu doanh nghiệp

Bên cạnh điện toán và mạng kết nối, lưu trữ dữ liệu là một trong những tài nguyên nền tảng cần thiết cho hệ thống công nghệ và phát triển phần mềm hiện nay. Bất kể doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống đám mây hay on-premises, người dùng đều có thể áp dụng các tùy chọn lưu trữ để đảm bảo an toàn dữ liệu tổ chức. Với cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và khả năng mở rộng linh hoạt, lưu trữ đám mây Google là giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô quản lý dữ liệu mà không tốn kém chi phí.

Hãy cùng CloudAZ khám phá khả năng toàn diện của lưu trữ đám mây Google trong phát triển và chuyển đổi doanh nghiệp nhanh chóng.

Lưu trữ đám mây Google là gì?

Lưu trữ đám mây Google là giải pháp lưu trữ có thể tùy chỉnh mở rộng, bền bỉ và khả dụng cao cung cấp lựa chọn tối ưu chi phí và đáng tin cậy để chứa dữ liệu. Đây là nền tảng web lưu trữ trực tuyến trên cơ sở hạ tầng Google Cloud Platform cho phép người dùng tải lên tệp, truy cập mọi lúc mọi nơi và tùy chỉnh mở rộng phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Lưu trữ đám mây Google
Lưu trữ đám mây 
Bảo mật đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây

Với lưu trữ đám mây Google, người dùng có thể lưu trữ các tệp tin như văn bản, tài liệu, hình ảnh, âm thanh hoặc tệp tin trang web như HTML, CSS,.. Người dùng hoàn toàn có thể giữ lại các tệp được truy xuất thường xuyên, ít thường xuyên hoặc tạo kho lưu trữ cho dữ liệu sao lưu hoặc các phiên bản tệp tin trước đó. Dung lượng lưu trữ đám mây Google gần như không giới hạn và chi phí được xác định phụ thuộc vào lượng dữ liệu lưu trữ và tần suất tải xuống tệp.

>> Đọc thêm: Tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ lưu trữ đám mây Google?

Ứng dụng của lưu trữ đám mây Google

Người dùng có thể sử dụng lưu trữ đám mây Google cho nhiều tệp dữ liệu khác nhau ở mọi định dạng hoặc kích thước, cụ thể:

  • Lưu trữ các tệp được sử dụng liên tục: Tệp định dạng PDF về thông tin công ty hiển thị trên trang web được khách hàng tiềm năng tải xuống thường xuyên trong một tuần có thể được tìm thấy trong kho lưu trữ dữ liệu đám mây Google.
  • Lưu trữ dữ liệu: Nếu người muốn lưu lại các phiên bản tài liệu trước của công ty, giữ lại một số tài liệu hoặc lưu trữ bản sao lưu an toàn, họ có thể tạo kho dữ liệu trên dịch vụ lưu trữ đám mây Google.
  • Tạo trang web sử dụng front-end framework như Vue.js, Angular hoặc React: Công nghệ này yêu cầu một máy chủ có thể xử lý Node runtime. Tuy nhiên, người dùng có thể thực hiện yêu cầu này bằng cách tạo các tệp tin tĩnh và tải lên Cloud Storage.

Phân loại các dạng lưu trữ đám mây Google

Lưu trữ đám mây Google có thể được chia thành 3 dạng ứng dụng chính nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dùng.

Lưu trữ đối tượng

Google Cloud Storage là công cụ lý tưởng phục vụ mục đích lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc như hình ảnh, video, tệp âm thanh và tài liệu. Công cụ này sử dụng cấu trúc phẳng, trong đó mỗi phần dữ liệu được lưu trữ dưới dạng đối tượng có mã định danh duy nhất. Hệ thống lưu trữ đối tượng có khả năng mở rộng cao và có thể lưu trữ hiệu quả lượng dữ liệu lớn, phù hợp cho mục đích phân phối nội dung, sao lưu và lưu trữ.

Lưu trữ tệp tin mạng

Filestore là cơ sở dữ liệu đám mây NoSQL được Google Cloud quản lý hoàn toàn, có thể mở rộng lý tưởng cho các dự án phát triển di động, web, máy chủ và cung cấp dịch vụ lưu trữ tệp tin mạng. Lưu trữ tệp tin mạng sẽ cung cấp lưu trữ đĩa qua mạng, cho phép phát triển các hệ thống có nhiều dịch vụ song song có khả năng đọc và ghi tệp từ cùng một đĩa lưu trữ được định vị qua mạng. Filestore bao gồm đồng bộ hóa dữ liệu trên các ứng dụng khách hàng qua việc hỗ trợ trực tiếp các ứng dụng trên thiết bị di động và trang web để đảm bảo trải nghiệm người dùng liền mạch trong mọi tình huống.

Lưu trữ khối

Google Persistent Disk cung cấp cho người dùng dịch vụ lưu trữ khối, cho phép họ tạo và đính kèm các đĩa với phiên bản máy ảo trong Google Cloud. Người dùng có thể sử dụng Persistent Disk để lưu trữ dữ liệu như mã ứng dụng, nhật ký và cơ sở dữ liệu với hiệu suất cao, khả năng đọc và tạo dữ liệu đồng thời. Bạn có thể tạo Persistent Disks với nhiều kích cỡ và cấu hình khác nhau, bao gồm cả đĩa chuẩn và SSD. Bạn cũng có thể tạo đĩa với các cấp hiệu suất khác nhau để phù hợp với yêu cầu khối lượng công việc của mình.

Bảo mật dữ liệu qua lưu trữ đám mây Google

Khi người dùng bắt đầu tải các đối tượng lên Google Cloud Storage, người dùng có thể áp dụng các cài đặt khác nhau về bảo mật và chia sẻ dữ liệu tốt hơn.

>> Đọc thêm: Ngăn chặn các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật với Security Command Center Enterprise

Quản lý danh tính và quyền truy cập (IAM)

Người dùng phải sử dụng công cụ này để cho phép quyền truy cập vào tất cả đối tượng với người dùng cụ thể. Bằng cách này, người dùng có thể cho phép và hạn chế bất kỳ ai truy cập với dữ liệu trong lưu trữ đám mây Google. Với quyền truy cập cụ thể, người dùng có thể tạo hoặc xóa bất kỳ mục nào họ muốn theo cài đặt được phân bổ.

Mã hóa dữ liệu

Mã hóa là yếu tố cốt lõi trong bảo mật dữ liệu quý giá của người dùng và ngăn chặn dữ liệu rơi vào tay tội phạm mạng và tin tặc. Người dùng có thể triển khai nhiều hệ thống mã hóa dữ liệu khác nhau như khóa mã hóa tự quản lý hoặc khóa mã hóa do khách hàng áp dụng. Người dùng sẽ có mã hóa phía máy chủ để bảo vệ dữ liệu người dùng trong các kênh Google Cloud Storage.

Xác thực

Đảm bảo rằng bất kỳ người dùng được cấp quyền truy cập đều có hoặc đang sử dụng thông tin xác thực phù hợp để truy cập vào kho lưu trữ Google Cloud Storage. Ngoài ra, người dùng có thể triển khai sử dụng xác thực hai yếu tố cho phép tự xác thực hai lần trước khi có thể truy cập vào bất kỳ nội dung trong bucket.

Bucket Lock

Bucket Lock tương tự như khóa thư mục hoặc khóa ổ đĩa, Google Cloud Stage cung cấp hệ thống khóa bucket, giúp người dùng khóa các đối tượng của mình trong bucket và chỉ có thể truy cập thông qua mã.

Phiên bản đối tượng

Nếu người dùng bật tính năng phiên bản cho các đối tượng thì bất kỳ đối tượng đã xóa hoặc thay thế đều có thể được lưu lại thành các phiên bản cũ. Tính năng này có thể được cung cấp cho bạn theo yêu cầu và có thể giúp khôi phục đối tượng hoặc các phần dữ liệu. Người dùng có thể lưu giữ, truy xuất và khôi phục mọi phiên bản của mọi đối tượng trong bucket khỏi việc ghi đè đối tượng hay xóa bỏ.

Bắt đầu sử dụng lưu trữ đám mây Google cho dữ liệu doanh nghiệp

  • Trong giao diện chính lưu trữ đám mây Google, chọn “Tạo bucket” và “Nhập tên cho bucket”

Lưu trữ đám mây Google
Lưu trữ đám mây 
Bảo mật đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây

Lưu trữ đám mây Google
Lưu trữ đám mây 
Bảo mật đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây

  • Lựa chọn nơi lưu trữ dữ liệu người dùng với các tùy chọn như vùng, vùng kép hoặc đa vùng.

Lưu trữ đám mây Google
Lưu trữ đám mây 
Bảo mật đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây

  • Tiếp đến, xác định các lớp dữ liệu trong phần “Chọn lớp lưu trữ mặc định cho dữ liệu của bạn” qua các tùy chọn sau:

Lưu trữ tiêu chuẩn cho các tệp thường xuyên truy cập
Lưu trữ Nearline cho các tệp không được sử dụng ít nhất 30 ngày
Lưu trữ Coldline cho các tệp không được sử dụng ít nhất 90 ngày
Lưu trữ Archive cho các tệp không được sử dụng ít nhất 365 ngày

Lưu trữ đám mây Google
Lưu trữ đám mây 
Bảo mật đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây

  • Sau đó, lựa chọn cách kiểm soát quyền truy cập vào đối tượng với hai tùy chọn:

Quyền truy cập thống nhất – cấp quyền truy cập đồng nhất tất cả các đối tượng trong bucket
Quyền truy cập chi tiết – cho phép cài đặt truy cập với đối tượng cụ thể trong bucket

Lưu trữ đám mây Google
Lưu trữ đám mây 
Bảo mật đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây

  • Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể thêm các cài đặt nâng cao để cụ thể hóa yêu cầu. Nếu người dùng muốn mã hóa dữ liệu bằng mật khẩu Google hoặc mật khẩu cá nhân, quá trình mà các tệp được bảo vệ khỏi việc xóa hoặc sửa đổi, các nhãn sẽ cho phép quản lý tài nguyên thuận tiện hơn trong các dịch vụ khác của Google Cloud Platform. Khi người dùng hoàn thành việc chỉ định các bucket, chọn Tạo. Sau vài giây, bucket sẽ được thiết lập và hoạt động.

Lưu trữ đám mây Google
Lưu trữ đám mây 
Bảo mật đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây

Người dùng cũng có thể thêm các tệp trong bucket bằng cách:

  • Lựa chọn tải lên tệp hoặc thư mục
  • Kéo thả tệp từ máy tính người dùng
  • Từ công cụ lệnh gsutil của lưu trữ đám mây Google
  • Qua các API

CloudAZ cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây Google uy tín cho doanh nghiệp

Với đa dạng các đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây Google hiện nay, CloudAZ tự hào là đơn vị tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số một cách thuận lợi nhất. Là Đối tác cấp cao của Google Cloud, CloudAZ cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây uy tín phục vụ nhu cầu lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số quan trọng của doanh nghiệp trên nền tảng đám mây.

Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại CloudAZ sẽ tư vấn chi tiết để lựa chọn phương án triển khai lưu trữ đám mây Google tối ưu cho đặc điểm vận hành của doanh nghiệp đa lĩnh vực. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng lưu trữ đám mây Google tại CloudAZ, người dùng sẽ được hỗ trợ kỹ thuật liên tục và nhanh chóng, đảm bảo quá trình trải nghiệm dịch vụ liền mạch và hiệu quả.

Kết luận

Lưu trữ đám mây Google đem đến cho người dùng hàng loạt các giải pháp được tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cân nhắc các yếu tố truy cập thời gian thực hay yêu cầu về hiệu suất, người dùng có thể tìm ra được lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp với chi phí tối ưu. Chính vì vậy, người dùng cần xem xét đến các lựa chọn Google Cloud Storage và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhanh cho doanh nghiệp giúp ích cho quá trình triển khai và hoạt động kinh doanh chung.

Liên hệ ngay với CloudAZ để bắt đầu quá trình chuyển đổi số cho dữ liệu hôm nay!

Chức năng này đã bị chặn