Google CLoud: Thúc Đẩy Hành Trình Lên Mây Bằng Tư Duy Đúng Đắn Về Sản Phẩm

Việc chuyển đổi lên Cloud đòi hỏi sự thay đổi toàn diện, ở mọi khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm việc lập ngân sách, quản lý rủi ro, xây dựng đội nhóm, sắp xếp các ưu tiên, xây dựng quy trình và văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy chìa khóa thành công trong cuộc cách mạng chuyển đổi số chính là phải thay đổi tư duy quản lý theo dự án (Project Mindset) sang tư duy quản lý theo sản phẩm (Product Mindset).

Kiểu Tư duy Dự án truyền thống

Tư duy quản lý theo dự án vốn luôn được coi là tiêu chuẩn vàng của các phòng ban công nghệ tại những tổ chức lớn suốt nhiều thập kỷ qua. Với cách tư duy này, trong hơn 50 năm qua, các tập đoàn toàn cầu đã phát triển về mặt năng lực và quy trình công nghệ thông tin theo cấp số nhân. Vì vậy các nhà lãnh đạo thường có khuynh hướng giữ nguyên phong cách quản lý này, và đặc biệt nhấn mạnh vào việc lập ngân sách và lập kế hoạch dựa trên đầu việc. Bằng cách theo dõi dự án, kiểm soát đầu việc, bám sát tiến trình và theo dõi ngân sách, các trưởng nhóm có thể dễ dàng trình bày các chỉ số đo lường để chứng minh kết quả công việc cho những người không tham gia vào dự án.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các tổ chức phải chạy nhanh hơn trên hành trình chuyển đổi số. International Data Corporation (Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế) dự đoán các khoản đầu tư cho chuyển đổi số trong năm 2020-2023 sẽ tăng trưởng với tốc độ 15,5% và 65% GDP toàn cầu sẽ được số hóa vào năm 2022. Khi các tổ chức phải gấp rút thực hiện quá trình chuyển đổi kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thì các cách làm việc kiểu truyền thống có thể không còn đem lại các giá trị tương tự.

Sự thay đổi sang kiểu Tư duy Sản phẩm

Hiện nay, nhiều tổ chức đang gặt hái thành công nhờ cách tư duy tập trung vào sản phẩm. Thay vì tập trung vào từng quy trình trong dự án, Tư duy Sản phẩm nhấn mạnh vào việc phản hồi nhanh chóng, thất bại nhanh chóng và tạo ra giá trị kinh doanh. Phương pháp này khuyến khích các nhà lãnh đạo không nên tập trung vào việc tạo ra các cột mốc quan trọng ngay từ đầu và kiểm tra kết quả khi mọi việc đã hoàn thành. Thay vào đó,Tư duy Sản phẩm khuyến khích lãnh đạo thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo tất cả công việc đều tạo nên giá trị cho khách hàng.

Với cách Tư duy Sản phẩm, mỗi nhóm nhỏ đều được trao quyền để đưa ra quyết định trong quá trình tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, thay vì tập trung mọi quyền lực vào một vài cá nhân. Điều này giúp rút ngắn thời gian phản hồi để đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, cũng như kích thích sự tự do sáng tạo và cơ hội đổi mới theo cấp số nhân. Ví dụ: Sở thích của người tiêu dùng chuyển từ mua sắm tại cửa hàng sang mua hàng online trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19. Thay vì dành hàng tháng trời để xây dựng cơ sở hạ tầng giao hàng, nhiều tổ chức đã thích nghi với sự thay đổi này bằng cách hợp tác với các công ty giao vận để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong vài ngày chứ không phải đợi sau vài tháng hoặc vài năm. Đòi hỏi cần phải thích ứng nhanh chóng này cho thấy tầm quan trọng của việc tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng và đảm bảo hệ thống được thiết lập trên Cloud để có thể tích hợp ngay lập tức.

Đẩy nhanh hành trình lên Cloud

Trong khi có khoảng 75% tổ chức đang trải qua hoặc chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số. Nghiên cứu của Deloitte cho biết 70% CXO (Chief Experience Officer) không tự tin vào khả năng xoay trục tại tổ chức của mình. Khảo sát toàn cầu của McKinsey cũng cho thấy chỉ 14% các công ty đang trải qua quá trình chuyển đổi số đã thực hiện các cải tiến bền vững. Đối với vấn đề này, rào cản thường không phải là về công nghệ, mà là sự thất bại trong việc nắm bắt những cách thức hoạt động nhanh nhạy để điều hướng sự thay đổi.

Để nắm bắt được giá trị thực sự của việc go Cloud, các tổ chức phải chuyển đổi từ cách thức Tư duy Dự án sang cách thức Tư duy Sản phẩm tổng thể và dài hạn. Sự chuyển đổi này sẽ cho phép các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo và các đội nhóm có thể điều hướng hành trình chuyển đổi đầy phức tạp lên Cloud, nơi không có mô hình chung cho tất cả.

Đăng ký tư vấn giải pháp về Google TẠI ĐÂY

Chức năng này đã bị chặn