Doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và tiếp cận thị trường. Để duy trì đà tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh, tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần áp dụng xu Hướng GenAI 2024 – thế hệ trí tuệ nhân tạo mới nhất – vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế.
Bối cảnh thị trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay
Theo Focus Economics cho thấy nền kinh tế Việt Nam tăng tốc lên 6,7% GDP trong quý 4 cao nhất trong năm 2023. Kết quả là nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP 5,0% trong cả năm 2023-cao hơn mức trung bình của ASEAN cho thấy sự lạc quan mạnh mẽ về tương lai kinh tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của McKinsey & Company 72% người tiêu dùng Việt Nam có ý định vung tiền (cao thứ hai sau Ấn Độ) nhưng đồng thời, khoảng 1/3 số người có kế hoạch giảm chi tiêu vào năm 2023. Nghịch lý rõ ràng này cho thấy sự xuất hiện của những người tiêu dùng sáng suốt hơn, sẵn sàng chi tiêu nhưng cũng có ý thức về giá trị khi mua sắm.
Với mục tiêu tăng tốc kinh tế cho năm 2024 và kế hoạch 5 năm (2021-2025), chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%, phản ánh quyết tâm và sự cẩn trọng của chính phủ Việt Nam trước những bất định toàn cầu.
Ông Mai Viết Hùng Trân của PwC nhận định rằng, mặc dù có suy thoái thương mại toàn cầu, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn rất hứa hẹn. Các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp cần tập trung vào quyết định chiến lược dài hạn, các xu hướng lớn như trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi năng lượng và biến đổi khí hậu đang trở nên ngày càng quan trọng khi họ đổi mới chiến lược của mình.
Xu hướng GenAI 2024 không còn dành riêng cho các doanh nghiệp lớn
Cuộc khảo sát của PwC cho thấy 53% CEO ở Châu Á Thái Bình Dương lo ngại mô hình kinh doanh hiện tại của họ sẽ không còn phù hợp trong thập kỷ tới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động đổi mới để tồn tại.
Gartner dự đoán rằng robot (GenAI) sẽ trở thành ‘đồng nghiệp’ của hơn 100 triệu người vào năm 2026, buộc các CEO phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Mặc dù có sự lạc quan về GenAI, nhưng vẫn còn lo ngại về an ninh mạng và thay đổi cơ cấu công việc, làm nổi bật việc đào tạo và phát triển kỹ năng để bảo vệ việc làm và tận dụng những lợi ích mà AI mang lại.
Cũng theo đó, theo báo cáo của Sapo DNNVV Việt Nam đang tập trung vào việc mở rộng bán hàng đa kênh (multi-channel), tiến tới hợp kênh (omni-channel), xu hướng này đặt ra thách thức về việc tích hợp công nghệ vào quy trình kinh doanh.
Vì vậy, sự ra đời của Generative AI, hứa hẹn tạo ra một phong cách vận hành mới trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng sự trung thành của khách hàng.
Khi các “trợ lý AI” trở thành “điều bình thường mới” đối với doanh nghiệp
Sự bùng nổ của công nghệ Generative AI đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trên thế giới, theo nghiên cứu của Gartner cho thấy các doanh nghiệp tích hợp AI vào công việc sẽ đạt được doanh thu lớn hơn và giảm khoảng 20% chi phí trong vận hành, kinh doanh.
Ví dụ như Sephora ở Singapore đã sử dụng trợ lý ảo AI để tăng doanh thu trung bình hàng tháng lên đến 30.000 USD, với 9.000 khách hàng sử dụng chatbot trong một năm. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ đã nhận thức về sự quan trọng của đầu tư sớm và ứng dụng AI vào sản phẩm, thường thông qua giải pháp chatbot AI tự động, nhằm cải thiện hiệu quả trải nghiệm của khách hàng 24/7.
Đối với kinh doanh tích hợp AI, các đối tác khách hàng có thể đặt hàng sản phẩm thông qua nhiều kênh khác nhau như ứng dụng B2B, sàn thương mại điện tử, telesales hay nhân viên bán hàng, đồng thời công nghệ còn quản lý hệ thống nhà phân phối và phương tiện vận chuyển để tối ưu hóa chi phí.
Trong lĩnh vực y tế, tích hợp của AI giúp tạo hình ảnh dự báo sự phát triển của bệnh, cung cấp thông tin và đề xuất các biện pháp bổ sung, từ đó giúp tăng hiệu quả trong công việc y tế.
Doanh nghiệp sử dụng AI để phát triển sản phẩm tiếp thị và cải tiến các dự án và quy trình chiến lược, thông qua AI phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả một cách toàn diện, cũng như hỗ trợ tuân thủ các quy định về tính bền vững và giảm thiểu rủi ro về dữ liệu.
Công nghệ đang đem lại sự cá nhân hóa cho người dùng và đơn giản hóa công việc cho nhân viên, giúp trải nghiệm khách hàng và nhân viên nhanh chóng, hiệu quả hơn quy trình truyền thống.
Chỉ số sẵn sàng phát triển AI của chính phủ Việt Nam
Việt Nam đã sẵn sàng cho AI. Theo báo cáo của Oxford Insight và Statista, Việt Nam đã tăng 21 bậc và đứng thứ 55 về chỉ số sẵn sàng cho AI năm 2022. Dự kiến Việt Nam có thể đạt một tỷ USD trong thị trường AI vào năm 2026.
Chính phủ Việt Nam đang tích cực thúc đẩy ứng dụng công nghệ AI thông qua việc ban hành Chiến lược quốc gia và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển AI. Hỗ trợ cung cấp cho nghiên cứu và phát triển AI, cũng như củng cố nâng cao năng lực nguồn nhân lực.
Ứng dụng thực tiễn của AI được thí điểm trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về chi phí, khung pháp lý và an ninh mạng cần được khắc phục. Để tận dụng tiềm năng của AI, cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ về chiến lược, chính sách, đầu tư và đào tạo.
Để đối mặt với làn sóng thay đổi toàn cầu do Trí tuệ Nhân tạo mang lại, một hội thảo chuyên sâu với chủ đề “Bứt phá kinh doanh với sức mạnh của GenAI”, nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiềm năng và thách thức của Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong kinh doanh. Hội thảo sẽ giới thiệu các mô hình triển khai GenAI hiệu quả, đặc biệt là trên Google Cloud Platform (GCP), nhằm mang đến cái nhìn sâu sắc về cách tích hợp GenAI có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.
Đây là dịp để cùng nhau làm rõ hơn về tương lai của GenAI bứt phá tăng trưởng không chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà còn dành cho mọi doanh nghiệp. ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY |